Lịch sử Port_Said

Đài tưởng niệm Ferdinand de Lesseps monument on the tourist jettyTrụ sở Công ty Kênh đào Suez ở Port Said xây năm 1893

Port Said được vua Sa'id của Ai Cập thành lập vào ngày 25 tháng 4, 1859, khi Ferdinand de Lesseps dùng cuốc chim thực hiện cú cuốc đất tượng trưng, báo hiệu sự khởi đầu của công cuộc xây dựng thành phố. Tuy nhiện ngay lập tức vấn đề đầu tiên phát sinh, đó là việc các còn tàu không thể thả neo gần thành phố. May mắn người ta phát hiện ra một bãi đá có độ cao bằng với bờ biển cách đó vài trăm mét. Tại bãi đá này người ta dựng một cầu cảng bằng gỗ để neo đậu thuyền. Ngay sau đó, người ta xây dựng một cầu cảng bằng gỗ kết nối một hòn đảo nhỏ ngoài khơi với bãi biển. Bãi đá này có thể được coi là trái tim của thành phố đang phát triển, và bốn mươi năm sau trên chính địa điểm mang tính biểu tượng này, người ta đã dựng một tượng đài để tưởng nhớ de Lesseps.[3]

Không có tài nguyên địa phương ở đây. Tất cả mọi thứ Port Said cần đều phải nhập khẩu: gỗ, đá, vật tư, máy móc, thiết bị, nhà ở, thực phẩm và thậm chí là cả nước. Các thùng chứa nước khổng lồ được làm ra để cung cấp nước ngọt cho đến khi Kênh Nước Ngọt (Sweet Water Canal) được hoàn thành. Một trong những vấn đề cấp bách nhất là thiếu đá xây dựng. Các tòa nhà ban đầu thường được nhập khẩu theo đơn đặt hàng và hầu hết là bằng gỗ. Một kỹ thuật mới được phát triển đã được sử dụng để xây dựng các cầu tàu được gọi là bê tông cuội kết hay "Beton Coignet", được đặt theo tên của nhà phát minh ra nó là Francois Coignet. Các khối bê tông nhân tạo được đưa xuống lòng biển để làm nền móng cho các cầu cảng. Ngoài ra còn có thể kể tới việc sử dụng chính loại bê tông trên để xây hải đăng Port Said, một trong những công trình lâu đời nhất vẫn còn tồn tại ở Port Said.Vào năm 1859, 150 lao động đầu tiên cắm trại trong những căn lều xung quanh một nhà kho bằng gỗ. Một năm sau, số lượng cư dân đã tăng lên đến 2000 người - với nhóm lao động châu Âu định cư trong những ngôi nhà gỗ được chuyển tới từ Bắc Âu. Đến năm 1869, khi kênh đào mở cửa, dân số thường trực đã lên tới 10.000 người. Khu của người châu Âu, tập trung quanh bờ kênh, được ngăn cách với khu Gemalia của người Ả Rập 400 mét (1.300 ft) về phía tây bởi một bãi cát ven biển rộng, nơi một nhánh của hồ Manzala vươn ra biển. Con lạch nhỏ này nhanh chóng bị khô cạn và được thay thế bởi các công trình xây dựng. Theo thời gian đã không còn có sự phân chia giữa các khu vực của người châu Âu và Ả Rập.

Bản đồ Port Said, khoảng năm 1914

Vào đầu thế kỷ hai mươi, có hai điều đã thay đổi Port Said: vào năm 1902, bông vải từ Mataria, Ai Cập bắt đầu được xuất khẩu thông qua Port Said; và vào năm 1904, một tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn được mở tại Cairo. Kết quả là thành phố thu hút một cộng đồng thương mại lớn và nâng cao vị thế xã hội. Đặc biệt có thể kể tới là một cộng đồng người Hy Lạp khá đông đúc. Năm 1907, thành phố có khoảng 50.000 cư dân, trong đó có 11.000 người châu Âu đến từ mọi quốc gia.[4] Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các giám đốc của Công ty Kênh đào Suez quyết định thành lập một thành phố mới ở phía châu Á kia của kênh đào, xây dựng 300 ngôi nhà cho người lao động và công chức. Thành phố Port Fouad này được thiết kế theo phong cách Pháp bởi các kiến trúc sư của Trường Mỹ thuậtParis. Thành phố mới được thành lập vào tháng 12 năm 1926.

Kể từ khi thành lập, mọi người từ mọi quốc gia và tôn giáo đã chuyển đến sống tại thành phố. Mỗi cộng đồng mang theo những phong tục, ẩm thực, tôn giáo và kiến trúc riêng. Vào cuối thập kỷ 1920, dân số đã lên tới hơn 100.000 người. Ví dụ như vào thập kỷ 1930, có những công trình công cộng mang dáng vẻ sang trọng được thiết kế bởi các kiến trúc sư Ý. Khu phố Ả Rập chìm dần vào trong lòng thành phố ngày một phát triển.[5] Port Said đến thời kỳ này là một cảng quốc tế sầm uất, nhộn nhịp với dân cư đủ mọi thành phần sắc tộc: thương nhân Do Thái, chủ cửa hàng Ai Cập, nhiếp ảnh gia Hy Lạp, kiến ​​trúc sư Ý, chủ khách sạn Thụy Sĩ, quản lý người Malta, kỹ sư người Scotland, chủ ngân hàng Pháp và các nhà ngoại giao từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả sống và làm việc cùng với cộng đồng Ai Cập địa phương đông đúc. Cùng với đó là các du khách quốc tế đến và đi từ châu Phi, Ấn Độ và Viễn Đông. Hôn nhân dị chủng giữa người Pháp, người Ý và người Malta là không hề hiếm gặp, dẫn đến sự ra đời của một cộng đồng Latinh và Công giáo địa phương giống như của Alexandria và Cairo. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chung của người gốc Âu và những người không phải người Ả Rập, và thường là ngôn ngữ đầu tiên của trẻ em sinh ra từ cha mẹ của các cộng đồng khác nhau. Tiếng Ý cũng được sử dụng rộng rãi và là tiếng mẹ đẻ của một số cộng đồng người Malta, vì tổ tiên của người Malta đã tới Ai Cập trước khi Malta bị Anh hóa vào thập kỷ 1920. Đa ngôn ngữ là một đặc điểm chung của người nước ngoài ở Port Said khi hầu hết mọi người vẫn tiếp tục nói các ngôn ngữ cộng đồng của họ cũng như tiếng Pháp.

Bản đồ Port Said, xuất bản năm 1966

Kể từ khi thành lập Port Said đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Ai Cập. Người Anh tiến vào Ai Cập thông qua thành phố này vào năm 1882 và bắt đầu cuộc xâm lược Ai Cập. Vào năm 1936, một hiệp ước đã được ký kết giữa Vương quốc Anh và Vương quốc Ai Cập mang tên Hiệp ước Anh-Ai Cập 1936. Hiệp ước quy định rằng người Anh cam kết sẽ rút toàn bộ quân đội của họ khỏi Ai Cập, ngoại trừ những lực lượng cần thiết để bảo vệ kênh đào Suez và môi trường xung quanh kênh. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Ai Cập phá bỏ Hiệp ước 1936 và xung đột với binh lính Anh bảo vệ kênh đào vào năm 1951.

Cuộc Cách mạng Ai Cập 1952 nổ ra. Vào năm 1956, Tổng thống Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa Công ty Kênh đào Suez. Việc quốc hữu hóa làm leo thang căng thẳng với Anh và Pháp, những người thông đồng với Israel để xâm lược Ai Cập. Cuộc xâm lược được người Ai Cập gọi là cuộc xâm lược ba bên hay Khủng hoảng Suez. Các cuộc đụng độ diễn ra chủ yếu tại Port Said, nơi đóng vai trò quan trọng trong Khủng hoảng Suez. Người lính nước ngoài cuối cùng rút khỏi thành phố vào ngày 23 tháng 12 năm 1956.[6] Ngày này được lấy là ngày quốc khánh của Port Said. Cộng đồng người châu Âu nói tiếng Pháp đã bắt đầu di cư về châu Âu, Úc, Nam Phi và các nơi khác từ năm 1946 và hầu hết những người còn lại rời khỏi Ai Cập sau khủng hoảng Suez, song song với cuộc di cư của người châu Âu nói tiếng Pháp khỏi Tunisia.

Sau chiến tranh Ả Rập-Israel 1967, Ai Cập đóng cửa Kênh đào Suez cho tới ngày 5 tháng 6 năm 1975. Các cư dân của Port Said được chính phủ Ai Cập sơ tán để chuẩn bị cho Chiến tranh Yom Kippur (1973).Thành phố được tái định cư sau chiến tranh và kênh đào được mở lại. Vào năm 1976 Port Said trở thành cảng miễn thuế và thu hút người dân từ khắp Ai Cập. Ngày nay dân số của thành phố là trên 600.000.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Port_Said ftp://ftp.atdd.noaa.gov/pub/GCOS/WMO-Normals/TABLE... http://www.anna.aero/2011/08/03/egyptair-launches-... http://www.almasryclub.com/topic.php?post=134 http://www.climate-charts.com/Locations/u/UB62332.... http://www.portsaid-shoreexcursions.com/port-said-... http://extras.springer.com/2007/978-1-4020-4577-6/... http://voodooskies.com/weather/egypt/port-saidel-g... http://www.hafen-hamburg.de/en/content/container-p... http://www.portsaid.gov.eg/ http://www.portsaid.gov.eg/default.aspx